Giới thiệu nghề Điện tử công nghiệp
1. Chức năng và nhiệm vụ
Cao Đẳng Nghề Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội là ngôi trường mới được thành lập trên mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc. Trong đó nghề điện tử công nghiệp chính là một trong 6 ngành, nghề trọng điểm hết sức được chú trọng và đầu tư.
Khoa điện tử thực hiện theo chức năng nghiệm vụ của Trường Cao đẳng Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Hà Nội là đào tạo lao động kỹ thuật có trình độ cao đẳng nghề. Tư vấn và giới thiệu việc làm sau đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống.
2. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề điện tử trong lĩnh vực công nghiệp, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.1. Kiến thức:
- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật để phân tích các hiện tượng hư hỏng một cách khoa học, hợp lí.
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực công nghiệp.
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng, của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện chuyên biệt được dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp.
- Tự thiết kế được một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng. Đáp ứng yêu cầu công việc sửa chữa hay cải tiến chế độ làm việc của thiết bị điện tử công nghiệp.
2.2. Kỹ năng:
- Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp.
- Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp.
- Bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc.
- Tổ chức, quản lý nhóm thợ trong hoạt động tổ nhóm.
2.3. Thái độ:
- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
- Năng động, tự tin, cầu tiến trong công việc, hợp tác, thân thiện, khiêm tốn trong các quan hệ.
- Tự chịu trách nhiệm về chất lượng đối với kết quả công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm theo các tiêu chuẩn và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm.
- Tác phong công nghiệp, an toàn cho người và thiết bị.
3. Trang thiết bị
Nghề điện tử công nghiệp được trang bị đầy đủ các thiết bị và nhà xưởng hiện đại phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy và thực hành của học viên.
Hình ảnh nhà xưởng thực hành
Mô hình thực hành điện khí nén
Mô hình thực hành rô bốt công nghiệp
Mô hình thực hành PLC
4. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Ngành điện tử công nghiệp là một chuyên ngành nhỏ của ngành công nghệ kỹ thuật điện tử, đây là ngành học khá thú vị với sự kết hợp giữa điện tử dân dụng và điện tử máy tính nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về các thiết bị điện tử, cấu trúc máy tính, cài đặt và quản trị mạng.
Tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp sinh viên có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử cũng như tìm hiểu, phát triển, ứng dụng điện tử công nghiệp và đời sống hàng ngày. Với tầm bằng tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp trên tay, bạn dễ dàng tìm được một vị trí thích hợp tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến các thiết bị điện tử; các trung tâm, cơ sở sửa chữa đồ dân dụng, điện tử hay các viện nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành này.
Được ưu tiên tuyển dụng tại các công ty Hàn Quốc đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Có thể tham gia xuất khẩu lao động tới các thị trường nước ngoài: Hàn Quốc, Nhật Bản,…
Bình luận