Giới thiệu về Khoa điện

I. Chức năng nhiệm vụ

Khoa Điện có chức năng nhiệm vụ là đào tạo nguồn nhân lực nghề Điện trình độ cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề. Tư vấn và giới thiệu việc làm sau đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống.

II.  Mục tiêu đào tạo

Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề điện trong lĩnh vực công nghiệp, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

III. Giới thiệu về nghề điện công nghiệp

Nghề Điện Công Nghiệp giữ vai trò ổn định và phát triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất công  nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh. Người công nhân kỹ thuật hay người thợ lành nghề thực hiện công việc trên thiết bị điện dân dụng và công nghiệp luôn đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn và an toàn.


Có nhiều cấp độ đào tạo ngành nghề này như Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề mang đến cho người học những kiến thức – kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu lao động kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp. Người công nhân kỹ thuật điện công nghiệp (đào tạo ở bậc trung cấp, cao đẳng) sẽ phụ trách các khâu thi công kỹ thuật, đấu nối thi công hệ thống điện theo các bản vẽ kỹ thuật, và vận hành hệ thống điện, máy điện theo các nguyên lý chỉ dẫn đã được xây dựng.


Nghề Điện công nghiệp là nghề trọng điểm quốc gia nói chung và là một trong các nghề trọng điểm của trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Hà Nội. Với cơ sở vật chất tốt, hiện đại; trang thiết bị, máy móc nhà xưởng, công nghệ, chương trình, giáo trình được  chuyển  giao từ các  trường có  uy tín và  chính  phủ  Hàn Quốc, trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Hà Nội đảm bảo các mục tiêu đào tạo, cơ hội việc làm, đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có tay nghề khá, giỏi, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng.

1. Kiến thức

– Có kiến thức cơ sở và chuyên ngành trong quá trình học tập lý thuyết và thực hành nghề.
– Trình bày được nguyên lý làm việc các thiết bị điện, phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện, các hệ trang bị điện cho các phân xưởng sản xuất, khu dân cư, các máy móc sản xuất công nghiệp và các hệ thống phân phối điện.
– Tiếp cận được những kiến thức chuyên ngành mới của ngành Điện công nghiệp và dân dụng.

2. Kỹ năng

– Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo kiểm thông dụng trong ngành điện công nghiệp và dân dung như A, V, VOM,  OSL….
– Phân tích sơ đồ nguyên lý, sơ đồ nối dây, lắp đặt thiết bị theo sơ đồ.
– Thao tác, vận hành theo quy trình và sửa chữa các trạm điện, các nhà máy điện, các hệ thống trang bị điện cho phân xưởng, các khu dân cư, các tòa nhà lớn.
– Thi công lắp đặt, vận hành, sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng sinh hoạt và chiếu sáng xí nghiệp, hệ thống điện động lực các xí nghiệp công nghiệp, hệ thống điện hạ áp nông thôn theo bản vẽ thiết kế.
–  Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích các tình huống  kỹ thuật cơ bản trong lĩnh vực điện công nghiệp; dân dụng. 
– Tính toán lựa chọn được các thiết bị điện, các hệ trang bị điện đơn giản.
– Có khả năng cập nhật kiến thức, tư duy nghề nghiệp, nâng cao trình độ phù hợp với yêu cầu công việc.

3. Thái độ

– Có phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
– Có đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp.
– Có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân.
– Có tinh thần cầu tiến, thiết lập mối quan hệ công tác tốt với đồng nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn và giao tiếp xã hội.
– Có tác phong làm việc cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác, kỷ luật, thích ứng với môi trường công nghiệp năng động.
– Có khả năng ứng dụng Tiếng Anh, tin học để nâng cao hiệu quả công việc, tra cứu tài liệu qua internet.

4. Cơ hội việc làm

– Làm việc được ở các Công ty Điện lực: Tổ vận hành và quản lý đường dây, tổ bảo trì và sửa chữa đường dây
– Làm kỹ thuật viên lành nghề, thợ sửa chữa điện trong các trạm điện, công ty xây lắp công trình điện, nhà máy, các doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất công nghiệp.
– Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện, điện tử và các dây truyền sản xuất công nghiệp.
– Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện dân dụng.
– Tự mở các cửa hàng cửa hiệu tại hộ gia đình với các lĩnh vực như: Lắp đặt, vận hành, sửa chữa Trang bị điện, Máy điện, lập trình PLC, lập trình cỡ nhỏ, điều khiển Điện – Khí nén, điều khiển Điện – Thủy lực, lập trình điều khiển Khởi động mềm, Lập trình điều khiển động cơ Servo, lập trình điều khiển Biến tần và lập trình Vi điều khiển.
– Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp các khóa học nghề Điện công nghiệp, học viên được giớ thiệu và ưu tiên làm việc tại các công ty có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam  hoặc giới thiệu đi lao động nước ngoài với mức thu nhập cao, tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu châu Á cũng như trên thế giới.

III. Trang thiết bị

Nghề điện công nghiệp được trang bị đầy đủ các thiết bị và nhà xưởng hiện đại phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy và thực hành của học viên.

Hình ảnh nhà xưởng thực hành

Bình luận

Không có bình luận cho nội dung này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nộp hồ sơ online
Translate »