Giới thiệu khoa công nghệ Ôtô
1. Giới thiệu
Trên thế giới ngành công nghiệp đã được chính phủ của các nước đặc biệt chú trọng bởi nhu cầu sử dụng phương tiện ô tô là rất lớn, ở nước ta cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy chính phủ đã chọn đây là một ngành cần được đầu tư và phát triển, đã có rất nhiều động thái như giảm thuế nhập khẩu xe và đặc biệt tới năm 2018 thuế xe hơi nhập khẩu sẽ về 0%. Như vậy con số ô tô tại việt nam ngày càng tăng cao hơn nữa.
Hiện nay tại các tỉnh thành phố đã có những nhà máy lắp ráp ô tô như DAEWOO tại Hà Nội, TOYOTA và HONDA tại Vĩnh Phúc, HUYNDAI tại Bắc Giang, FORD tại Hải Dương, MECERDES tại TP Hồ Chí Minh……. Bên cạnh đó còn có rất nhiều trung tâm, GARA bảo dưỡng xe hơi. Chính vì thế nhu cầu về nguồn lao động đã qua đào tạo để phục vụ công tác bảo dưỡng sửa chữa, lắp ráp tại các GARA và nhà máy đặc biệt tăng cao.
2. Chức năng nhiệm vụ
Khoa công nghệ ô tô thực hiện theo chức năng nghiệm vụ của Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Hà Nội là đào tạo lao động kỹ thuật có trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề. Tư vấn và giới thiệu việc làm sau đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống.
Với chức năng nhiệm vụ trên, sau khi tuyển sinh và trong quá trình đào tạo, Khoa Công nghệ ô tô cùng với Nhà trường đã định hướng Giáo viên giảng dạy cho học sinh – sinh viên đạt được:
- Kiến thức chuyên môn
- Kỹ năng tay nghề
- Có tác phong công nghiệp
- Kỹ năng giao tiếp.
3. Mục tiêu đào tạo
3.1. Kiến thức
- Hiểu được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các chi tiết trên xe ôtô.
- Có kiến thức về trình tự tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những hư hỏng của động cơ, hệ thống gầm, hệ thống điện, điện tử… trên xe ôtô.
- Có kiến thức về các thiết bị kiểm định, chấn đoán, dụng cụ do lường.
- Để hỗ trợ cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề Công nghệ ô tô và tổ chức quản lý sản xuất còn có thêm một số kiến thức cơ bản sau:
- Có kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, cơ kỹ thuật, điện kỹ thuật, vật liệu cơ khí, dung sai lắp ghép và đo lường, nhiệt kỹ thuật, điện tử cơ bản, vẽ AutoCAD, công nghệ khí nén – thủy lực, tin học, ngoại ngữ tiến tiếng Anh và Hàn Quốc, tổ chức và quản lý sản xuất.
3.2. Kỹ năng nghề nghiệp
- Thực hiện thành thạo việc tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa hư hỏng động cơ ô tô, hệ thống gầm, hệ thống điện trên xe ô tô
- Sử dụng thành thạo các loại thiết bị hiện đại để kiểm định, chấn đoán lỗi trên xe ôtô
- Đủ năng lực điều hành một phân xưởng lắp ráp hoặc sửa chữa ô tô
- Có khả năng làm Giáo viên dạy thực hành nghề Công nghệ ô tô ở các trường và trung tâm dạy nghề
- Xây dựng tác phong công nghiệp và kỹ năng giao tiếp.
4. Trang thiết bị
Bộ môn Công nghệ ô tô được trang bị đầy đủ các thiết bị và nhà xưởng hiện đại phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy và thực hành của Giáo viên và Học viên.
Hình ảnh nhà xưởng thực hành bộ môn Công nghệ ô tô
Nhóm thiết bị phục vụ chẩn đoán sửa chữa ô tô: Hệ thống chuẩn đoán động cơ, máy scan lỗi động cơ, hệ thống cân bằng bánh, thiết bị phục thay dầu tự động, thiết bị phân tích khí thải, thiết bị nạp kiểm tra ắc quy, các thiết bị nâng hạ, các xe phục vụ thực hành…
Thiết bị phân tích khí thả
Thiết bị nạp kiểm tra ắc quy
Nhóm thiết bị mô hình: Bao gồm mô hình mô phỏng các hệ thống điện, động cơ xăng, động cơ diesel, hộp số, ly hợp, phanh, điều hòa…
Mô hình hộp số tự động
Mô hình động cơ diesel
Mô hình hộp số tự động
Mô hình động cơ diesel
Mô hình động cơ xăng
5. Công việc khi ra trường
Các học viên sau khi tốt nghiệp có đầy đủ kiến thức vững vàng có thể đảm nhiệm các vị trí kỹ thuật ở các nhà máy lắp ráp, sản xuất phụ tùng ô tô máy động lực. Làm việc tại các Gara bảo dưỡng các dòng xe hiện đại đặc biệt là các dòng xe của Hàn Quốc, nhân viên kinh koanh của các Công ty dịch vụ ô tô; làm việc ở các trạm đăng kiểm, kiểm định ô tô… Hoặc có thể tự mở Gara sửa chữa của chính mình. Có thể tham gia xuất khẩu lao động tới các thị trường nước ngoài: Hàn Quốc, Nhật Bản…
Bình luận